Tư vấn GRS

Đào tạo và Tư vấn Tiêu chuẩn Tái chế Toàn cầu (GRS)

(Global Recycled Standard – GRS)


Tiêu chuẩn GRS là gì?

Tiêu chuẩn Tái chế Toàn cầu (GRS) ban đầu được phát triển bởi Tổ chức Chứng nhận Control Union (Control Union Certifications) vào năm 2008, và sau đó chuyển quyền sở hữu cho Textile Exchange vào ngày 01/01/2011. Ngoài GRS, Textile Exchange còn sở hữu và quản lý các Tiêu chuẩn khác như CCS, RCS, OCS, RDS và RWS.

Tiêu chuẩn GRS là một tiêu chuẩn sản phẩm toàn diện, quốc tế, mang tính tự nguyện, đặt ra các yêu cầu để chứng nhận bởi bên thứ ba về Nguyên liệu đầu vào được tái chế, quản lý chuỗi cung ứng, thực thi xã hội và môi trường, và hạn chế sử dụng hóa chất . Mục đích của GRS là nhằm tăng cường sử dụng nguyên liệu có thành phần được tái chế, và giảm thiểu/loại bỏ các mối nguy hại trong quá trình sản xuất.

Khác với Tiêu chuẩn Công bố Tái chế (RCS), GRS bổ sung thêm các yêu cầu về xã hội, môi trường và hóa chất mà tổ chức muốn chứng nhận GRS phải đáp ứng.

Mục tiêu của GRS:

    • Thống nhất các định nghĩa về Tái chế trong nhiều cách thức áp dụng.
    • Theo dõi và truy xuất nguồn gốc nguyên liệu đầu vào được Tái chế.
    • Cung cấp cho người tiêu dùng (bao gồm các thương hiệu và người dùng cuối) một công cụ để ra quyết định dựa trên các thông tin có sẵn.
    • Giảm tác động nguy hại của quá trình sản xuất đến con người và môi trường.
    • Cung cấp sự đảm bảo rằng nguyên liệu thực sự được tái chế và nguyên liệu này có trong thành phẩm.
    • Thúc đẩy đổi mới sáng tạo để giải quyết các vấn đề về chất lượng trong việc sử dụng vật liệu tái chế.

Chứng nhận GRS

Chứng nhận GRS được Bên thứ ba là Tổ chức chứng nhận (Certification Bodies) đánh giá và cấp chứng nhận. Danh sách Tổ chức chứng nhận được công nhận để đánh giá và cấp giấy chứng nhận GRS được công bố trên trang web: textileexchange.org/certification-bodies.

Tổ chức muốn chứng nhận GRS cần lựa chọn, liên hệ với Tổ chức chứng nhận (một hoặc nhiều) để được cung cấp thông tin về chi phí, quá trình đánh giá và cấp chứng nhận.

Tiêu chuẩn GRS được áp dụng cho sản phẩm chứa tối thiểu 20% Nguyên liệu được Tái chế (Recycled Material). Tuy nhiên, chỉ có sản phẩm chứa tối thiểu 50% thành phần tái chế mới được dán nhãn GRS. Việc dán nhãn GRS phải tuân thủ theo hướng dẫn GRS Logo Use and Claims Guide.

Mỗi giai đoạn sản xuất phải được chứng nhận, bắt đầu từ giai đoạn tái chế và kết thúc ở người bán hàng cuối cùng. Các điểm Thu gom Nguyên liệu (Material Collection) và Tập kết Nguyên liệu (Material Concentration) phải thực hiện tự khai báo (self-declaration), thu thập chứng từ, và cho phép đến thăm tại cơ sở.

Ngoài việc đáp ứng các yêu cầu của Tiêu chuẩn GRS, tổ chức cần đáp ứng các yêu cầu của tiêu chuẩn cơ sở – Tiêu chuẩn Công bố thành phần (Content Claim Standard – CCS), có nghĩa là, tổ chức muốn chứng nhận Tiêu chuẩn GRS, phải đáp ứng các yêu cầu của 2 tiêu chuẩn:

    • Tiêu chuẩn Tái chế Toàn cầu (GRS), và
    • Tiêu chuẩn Công bố Thành phần (CCS).

Thu gom quần áo cũ để tái chế. Nguồn: internet

Các Điểm thu gom nguyên liệu (Material Collection) và Tập kết Nguyên liệu (Material Concentration) là giai đoạn đầu của chuỗi cung ứng tái chế và không cần được chứng nhận GRS. Đây là giai đoạn thu gom và xử lý sơ khởi ban đầu như phân loại, sàng lọc, loại bỏ chất bẩn, đóng kiện, và nguyên liệu tại giai đoạn này chưa được xử lý về mặt lý – hóa. Tuy nhiên, các giai đoạn sản xuất và thương mại phía sau phải được chứng nhận GRS đầy đủ, kèm với các chứng thư giao dịch (transaction certificates).

——-

Ths. Lương Hải Triều (Tel: 077 670 2675)

Tư vấn Trưởng Tiêu chuẩn GRS.